
Khu tưởng niệm đền thờ Phạm Hùng Vĩnh Long – Review chi tiết
Nhắc đến du lịch Vĩnh Long, hẳn bất kỳ ai cũng có thể liên tưởng đến một vùng nằm trong trung tâm đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt hay những khu vườn xanh mướt đậm chất sông nước miệt vườn. Không những thế, Vĩnh Long còn là quê hương của rất nhiều người tài ưu tú của đất nước, trong đó có cố chủ tịch Phạm Hùng.
Chính vì vậy, để tưởng nhớ ông, người dân tại tỉnh Vĩnh Long đã cùng nhau xây dựng lên khu tưởng niệm đền thờ Phạm Hùng uy nghiêm ngay tại mảnh đất này. Hôm nay, các du khách hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về địa điểm du lịch nổi tiếng này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về cố chủ tịch Phạm Hùng
Phạm Hùng (hay còn gọi là Hai Hùng) là cố Thủ tướng thứ hai của nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1988 và là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có tên khai sinh là Phạm Văn Thiện. Ông sinh năm 1912 tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, nay thuộc xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nông có truyền thống yêu nước, nên từ rất nhỏ cố chủ tịch Phạm Hùng đã thể hiện rõ sự tài năng, uyên bác và yêu một lòng hướng về dân tộc của mình.
Cuộc đời của ông luôn phải chứng kiến bối cảnh lịch sử đầy rẫy những khổ ải do đế quốc thực dân gây ra, khiến cuộc sống của đồng bào ta lâm vào tình trạng vô cùng khổ cực. Khi đó, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đang theo học tiểu học ở trường Internate – Primaire thuộc tỉnh Vĩnh Long, sau đó tham gia theo học bậc trung học tại trường Collège De My Tho tỉnh Mỹ Tho. Với nền tảng giáo dục tại đây, không những không khiến ông bị đồng hóa theo phe giặc mà còn xây dựng nên tinh thần dũng cảm, sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho trang sử cách mạng sau này của ông.
Năm 1930, cố thủ tướng Phạm Hùng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó trở thành Bí thư Chi bộ trường và tham gia các sự kiện biểu tình và xử tội Hương quản Đặng Văn Trâu gian ác tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành. Sau khi trải bị bắt giải qua nhiều nhà tù lớn nhỏ của quân Mỹ và đày ải ở Côn Đảo, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đã được Đảng và Chính phủ đón về đất liền ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công và cho đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Đến tháng 3 năm 1988, cố chủ tịch Phạm Hùng đã ra đi trước sự tiếc thương vô hạn của nhân dân ta. Để tưởng nhớ những công lao của ông đối với quê hương, đất nước, người dân tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng đền Thờ Phạm Hùng, là một công trình lịch sử – văn hóa cho người dân tới dâng hương, tỏ lòng thành kính biết ơn người anh hùng dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Đôi nét về đền thờ Phạm Hùng
Đền thờ Phạm Hùng bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2004 nhân dịp 92 năm ngày sinh của cố chủ tịch Phạm Hùng với diện tích khoảng 3.2ha.
Đền thờ gồm các hạng mục chính như: nhà lễ tân đón tiếp du khách đến tham quan và viếng thăm; nhà tưởng niệm và nhà trưng bày về thân thế về sự nghiệp của cố chủ tịch; ba hạng mục ngoài trời khác được phục chế như phòng biệt giam Côn Đảo, nhà làm việc tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam và cuối cùng là phòng làm việc tại số 72 Phan Đình Phùng – Hà Nội của ông.
Vào tháng 6 năm 2012, đền đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và công nhận là điểm du lịch tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long do Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long bình chọn vào năm 2015.
Dạo bước trong khu đền thờ Phạm Hùng khang trang đẹp đẽ, du khách có thể có thể tìm hiểu về cuộc đời và tấm gương của một người con trung thành, một nhà lãnh đạo trung kiên, mẫu mực của cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người đã được quê hương Vĩnh Long và nhân dân cả nước muôn đời tưởng nhớ.
Đền thờ Phạm Hùng ở đâu? Cách di chuyển
Đền thờ Phạm Hùng nằm ngay bên cạnh Quốc lộ 53 tại xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Nếu bạn xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh thì cần đi một quãng đường dài khoảng 145km với tuyến đường thuận tiện nhất là di chuyển theo lộ trình Quốc lộ 1A hướng về miền Tây. Khi đến tới thành phố Vĩnh Long, rẽ về hướng Quốc lộ 53 và để ý cổng vào đền ngay bên tay trái của chân cầu Ông Me Nhỏ.
Còn nếu như bạn xuất phát từ những địa phương khác thì có thể di chuyển bằng xe khách đến bến xe Vĩnh Long. Sau đó gọi taxi Vĩnh Long hoặc thuê xe máy đi theo tuyến đường Quốc lộ 53, rồi đi thêm một quãng đường ngắn tham khảo trên Google Maps hoặc hỏi đường người dân địa phương là sẽ tới được đền thờ này.
Điểm nhấn đền thờ Phạm Hùng với du khách
Điểm nhấn của du khách khi đến tham quan đền thờ Phạm Hùng đó là những bức phù điêu ghi lại những câu nói đắt giá lúc sinh thời được đặt trong khu vực nhà tưởng niệm cùng với bức tượng bán thân của ông. Khi đọc được những dòng chữ này, du khách sẽ thấy được những quan điểm chính trị vững chắc thông qua lời nói hàng ngày của ông là như thế nào. Một trong số đó có thể kể đến bức phù điêu khắc câu nói: “Chúng ta tin tưởng vững chắc vào việc chúng ta sẽ giành được thành tựu to lớn hơn nữa trong quá trình xây dựng tỉnh Cửu Long giàu mạnh và tươi đẹp, xây dựng cuộc sống đồng bào và các dân tộc anh em được ấm no, hạnh phúc và văn minh”.
Ngoài ra, du khách khi đến với đền Thờ Phạm Hùng còn được ấn tượng bởi những câu đối hay những lời điếu văn của các cán bộ Đảng và Nhà nước đã dành cho đồng chí Phạm Hùng khi ông ra đi.
Gợi ý các điểm du lịch gần đền thờ Phạm Hùng
Sau khi ghé qua tham quan, viếng thăm và thắp nhang tại đền thờ Phạm Hùng, bạn cũng có thể dành thời gian trải nghiệm thêm những khu du lịch sinh thái đẹp và hấp dẫn gần địa điểm này.
Khu du lịch sinh thái nhà xưa
Khu sinh thái nhà xưa Vĩnh Long là một ngôi nhà cổ mang nét kiến trúc cổ xưa 3 gian độc đáo và cổ kính. Du khách đến tham quan khu sinh thái trên sẽ được chiêm ngưỡng những họa tiết được trạm trổ tinh xảo trên các rường nhà, mái nhà, cây cột,…Ngoài ra, du khách khi đến với khu sinh thái nhà xưa Vĩnh Long còn luôn được đắm mình trong cái không gian trong lành đầy bình yên của thiên nhiên của khu sinh thái gần đền thờ Phạm Hùng này.
Khu du lịch Trường Huy
Nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng hơn 5 km trên quốc lộ 1A đó là khu du lịch sinh thái hấp dẫn nhất miền Tây Trường Huy. Khu sinh thái Trường Huy có tổng diện tích lên tới 10ha, là điểm đến lý tưởng cho hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng của các du khách. Ngoài ra, khi đến đây, du khách còn được ngắm cảnh và chụp ảnh bên cầu tình yêu, hay khu cắm trại xanh ngoài trời ở làng xì trum với những trò chơi hấp dẫn như đi xe đạp, đi dây treo qua cầu, chạy bộ qua cầu ván, đua xuồng, vui chơi tại khu công viên nước ngoài trời,…
Cù lao An Bình
Nằm gần khu vực đền thờ Phạm Hùng còn có một mảnh đất rất bình yên với khung cảnh đậm chất miệt vườn miền Tây, tách biệt hoàn toàn với khu vực thành phố náo nhiệt của Vĩnh Long đó chính là cù lao An Bình Vĩnh Long. Ở đây hấp dẫn du khách bởi những vườn trái cây trĩu quả trên cù lao hấp dẫn, cùng những trải nghiệm thú vị điển hình như đi xe đạp tham quan những con đường nông thôn hay ngồi trên những chiếc thuyền bè ngắm thiên nhiên, sông nước tại cù lao An Bình.
Lời kết
Trên đây là một vài thông tin về đền thờ Phạm Hùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Rất mong quý khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ khi đến với nơi đây.